2. CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY
Tìm kiếm và xử lý thông tin
ChatGPT có khả năng tìm kiếm và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Dựa vào câu lệnh của bạn, ChatGPT có thể thu thập, phân loại và cung cấp thông tin phụ trợ cho bạn.
Câu lệnh Prompt mẫu (cơ bản)
📝 “ChatGPT, như một trợ lý tìm kiếm thông tin, hãy thu thập và xử lý thông tin về [chủ đề cụ thể]. Tôi muốn thông tin được sắp xếp một cách logic và rõ ràng.”
Ví dụ 1:
“ChatGPT, như một trợ lý tìm kiếm thông tin, hãy thu thập và xử lý thông tin về ‘các loại năng lượng tái tạo’. Tôi muốn thông tin được sắp xếp một cách logic và rõ ràng.”
Ví dụ 2:
“ChatGPT, như một trợ lý tìm kiếm thông tin, hãy thu thập và xử lý thông tin về ‘những phương pháp mới nhất trong điều trị ung thư’. Tôi muốn thông tin được sắp xếp một cách logic và rõ ràng.”
Ví dụ 3:
“ChatGPT, như một trợ lý tìm kiếm thông tin, hãy thu thập và xử lý thông tin về ‘các loại văn hóa cà phê trên thế giới’. Tôi muốn thông tin được sắp xếp một cách logic và rõ ràng.”
Câu lệnh Prompt mẫu (nâng cao)
📝 “ChatGPT, tôi đang cần thông tin về [chủ đề cụ thể]. Hãy giúp tôi:
- Loại Thông Tin: [Đưa loại thông tin mong muốn, ví dụ: tóm tắt, chi tiết, dữ liệu,…]
- Mục Đích Sử Dụng: [Mô tả mục đích sử dụng của bạn, ví dụ: phân tích, thuyết trình, nghiên cứu,…]
- Độ Sâu Thông Tin: [Đưa yêu cầu về độ sâu và chi tiết của thông tin, ví dụ: sơ lược, chi tiết,…]
- Ngữ Cảnh hoặc Lĩnh Vực Cụ Thể: [Đưa yêu cầu về ngữ cảnh hoặc lĩnh vực Bạn cần tìm kiếm, ví dụ: kinh doanh, y học, giáo dục, Việt Nam, Châu Âu, Đế chế La Mã,…. – càng cụ thể càng tốt]
- Thời Gian hoặc Xu Hướng Cụ Thể: [Đưa yêu cầu về khoảng thời gian của thông tin cần tìm kiếm và xử lý, ví dụ: thông tin cập nhật gần đây, xu hướng trong 5 năm trở lại đây, từ năm bao nhiêu, trong khoảng thời gian nào,…..]
- Giới Hạn Thông Tin: [Cung cấp các giới hạn nếu cần, ví dụ không muốn có thông tin về năng lượng hạt nhân,….]
Tôi muốn thông tin được sắp xếp một cách logic và rõ ràng, theo [Đưa mô tả hình thức trình bày và sắp xếp thông tin, ví dụ: theo thời gian, theo tầm quan trọng, v.v.]
Ví dụ 1
📝 “ChatGPT, tôi đang cần thông tin về ‘phát triển bền vững’. Hãy giúp tôi:
- Loại Thông Tin: Dữ liệu thống kê và báo cáo nghiên cứu.
- Mục Đích Sử Dụng: Tôi đang chuẩn bị cho một thuyết trình về tầm quan trọng của phát triển bền vững trong công nghiệp.
- Độ Sâu Thông Tin: Chi tiết, với các số liệu thống kê và báo cáo nghiên cứu cụ thể.
- Ngữ Cảnh hoặc Lĩnh Vực Cụ Thể: Phát triển bền vững trong ngành công nghiệp ở Châu Âu.
- Thời Gian hoặc Xu Hướng Cụ Thể: Trong 10 năm trở lại đây, để nắm bắt được xu hướng và thách thức gần đây.
- Giới Hạn Thông Tin: Không cần thông tin về năng lượng hạt nhân.
Tôi muốn thông tin được sắp xếp một cách logic và rõ ràng, theo tầm quan trọng từ trên xuống dưới.”
Ví dụ 2
📝 “ChatGPT, tôi đang cần thông tin về ‘nguồn lực nhân sự trong ngành y’. Hãy giúp tôi:
- Loại Thông Tin: Bản tóm tắt của các bài nghiên cứu và dữ liệu thống kê về số lượng, chất lượng và đào tạo nguồn lực nhân sự.
- Mục Đích Sử Dụng: Phân tích và so sánh để đề xuất cải tiến trong quy hoạch nguồn lực nhân sự ở Việt Nam.
- Độ Sâu Thông Tin: Tóm tắt mỗi bài nghiên cứu và số liệu thống kê cụ thể.
- Ngữ Cảnh hoặc Lĩnh Vực Cụ Thể: Nguồn lực nhân sự trong các bệnh viện Việt Nam.
- Thời Gian hoặc Xu Hướng Cụ Thể: Thông tin từ năm 2015 đến nay để nắm bắt được hình ảnh hiện tại và xu hướng phát triển.
- Giới Hạn Thông Tin: Không muốn thông tin về quy hoạch nguồn lực nhân sự ở các quốc gia khác ngoài Việt Nam.
Tôi muốn thông tin được sắp xếp một cách logic và rõ ràng, theo thời gian từ mới nhất đến cũ nhất.”
Ví dụ 3
📝 “ChatGPT, tôi đang cần thông tin về ‘kiến trúc sư nổi tiếng thế giới’. Hãy giúp tôi:
- Loại Thông Tin: Tiểu sử, phong cách thiết kế và các công trình nổi tiếng.
- Mục Đích Sử Dụng: Tôi đang viết một bài báo về ảnh hưởng của họ đến ngành kiến trúc hiện đại.
- Độ Sâu Thông Tin: Sơ lược về tiểu sử, phân tích chi tiết về phong cách và các công trình.
- Ngữ Cảnh hoặc Lĩnh Vực Cụ Thể: Kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới từ thập kỷ 1950 đến nay.
- Thời Gian hoặc Xu Hướng Cụ Thể: Công trình và phong cách thiết kế từ thập kỷ 1950 đến nay.
- Giới Hạn Thông Tin: Không cần thông tin về kiến trúc sư từ thập kỷ 1940 trở về trước.
Tôi muốn thông tin được sắp xếp một cách logic và rõ ràng, theo thời gian từ cũ đến mới.”
Ví dụ 4
📝 “ChatGPT, tôi đang cần thông tin về ‘cách bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp’. Hãy giúp tôi:
- Loại Thông Tin: Các biện pháp, công nghệ và case study về việc áp dụng thành công.
- Mục Đích Sử Dụng: Đang nghiên cứu để đưa ra giải pháp cho công ty tôi.
- Độ Sâu Thông Tin: Chi tiết về công nghệ, kết quả thực tế và nhận định từ chuyên gia.
- Ngữ Cảnh hoặc Lĩnh Vực Cụ Thể: Sản xuất công nghiệp tại các nước đang phát triển.
- Thời Gian hoặc Xu Hướng Cụ Thể: Thông tin trong vòng 5 năm trở lại đây để đảm bảo tính cập nhật.
- Giới Hạn Thông Tin: Không muốn các thông tin chung chung hoặc quá lý thuyết.
Tôi muốn thông tin được sắp xếp một cách logic và rõ ràng, theo tầm quan trọng của biện pháp và công nghệ.”
Trong trường hợp Bạn cần tìm kiếm dữ liệu hay thông tin theo thời gian thực (tính đến thời điểm hiện tại), Bạn hãy:
- Cài đặt thêm Attention WebChatGPT với ai đang dùng TK thường
Link đây nhé (nhớ dùng trình duyệt Chrome)
Quản lý lịch trình làm việc hàng ngày
ChatGPT có thể giúp bạn xây dựng lịch trình làm việc hàng ngày dựa trên thói quen và nhu cầu cá nhân của bạn. Bằng việc phân loại và xếp lịch các công việc, nó có thể đưa ra gợi ý về mốc thời gian cụ thể cho từng hoạt động, giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả.
Câu lệnh Prompt mẫu (cơ bản):
📝 “Bạn là một trợ lý cá nhân số, hãy giúp tôi xây dựng lịch trình làm việc hàng ngày dựa trên [thói quen làm việc cụ thể] của tôi. Tôi muốn lịch trình này đơn giản và rõ ràng”
Ví dụ: “Bạn là một trợ lý cá nhân số, hãy giúp tôi xây dựng lịch trình cho ngày mai dựa trên các hoạt động cần thực hiện sau đây: Tập thể dục buổi sáng, cà phê với đối tác lúc 9h tại Ô Chợ Dừa, hoàn thành slide trình bày về dự án mới, họp với team lúc 15h tại văn phòng công ty, và cuối cùng là đưa con đi khu vui chơi vào buổi tối. Tôi muốn bạn đề xuất các mốc thời gian cụ thể cho từng hoạt động.”
Câu lệnh Prompt mẫu (nâng cao):
📝 “Bạn là một trợ lý cá nhân số, hãy giúp tôi xây dựng lịch trình làm việc hàng ngày dựa trên:
- Danh sách công việc: [Danh sách công việc cụ thể bạn muốn thực hiện]
- Ưu tiên công việc: [Ưu tiên của từng công việc]
- Thời gian bắt đầu và kết thúc ngày làm việc: [Khoảng thời gian làm việc]
- Thời lượng dự kiến cho từng công việc: [Thời gian dự định cho mỗi công việc]
- Thói quen và sở thích cá nhân: [Thói quen hoặc sở thích cụ thể]
- Công việc cố định: [Công việc bạn thực hiện mỗi ngày ở một thời điểm cụ thể]
- Môi trường làm việc: [Nơi bạn làm việc]
- Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng: [Bất kỳ sự kiện hoặc yếu tố nào khác có thể ảnh hưởng]
Tôi muốn lịch trình này đơn giản và rõ ràng.”
Ví dụ 1: “Bạn là một trợ lý cá nhân số, hãy giúp tôi xây dựng lịch trình cho ngày mai dựa trên:
- Danh sách công việc: Tập thể dục, họp với đối tác, hoàn thành slide trình bày, họp với team, dành thời gian cho con.
- Ưu tiên công việc: Họp với đối tác > Hoàn thành slide > Họp với team.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc: 6h sáng – 20h tối.
- Thời lượng dự kiến: Tập thể dục (30 phút), Họp với đối tác (2 giờ), Slide trình bày (3 giờ), Họp với team (1.5 giờ), Thời gian cho con (2 giờ).
- Thói quen và sở thích cá nhân: Thích bắt đầu ngày bằng việc tập thể dục.
- Công việc cố định: Không có.
- Môi trường làm việc: Tại nhà.
- Các yếu tố khác: Cà phê với đối tác lúc 9h tại Ô Chợ Dừa, họp với team lúc 15h tại văn phòng.
Tôi muốn lịch trình này đơn giản và rõ ràng.”
Ví dụ 2: “Bạn là một trợ lý cá nhân số, hãy giúp tôi xây dựng lịch trình cho tuần sau dựa trên:
- Danh sách công việc: Đọc sách, viết báo cáo kết thúc tháng, đi bơi, dạy con học toán.
- Ưu tiên công việc: Viết báo cáo > Dạy con học toán.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc: 7h sáng – 22h tối.
- Thời lượng dự kiến: Đọc sách (1 giờ/ngày), Viết báo cáo (15 giờ), Đi bơi (30 phút/ngày), Dạy con học toán (1 giờ/ngày).
- Thói quen và sở thích cá nhân: Thích đọc sách vào buổi sáng sớm.
- Công việc cố định: Đi bơi từ 6h-6h30 chiều hàng ngày.
- Môi trường làm việc: Tại nhà và phòng tập bơi.
- Các yếu tố khác: Không có.
Tôi muốn lịch trình này đơn giản và rõ ràng.”
Soạn mẫu email, báo cáo, tài liệu
Với khả năng phân tích ngữ cảnh và ngôn ngữ tự nhiên, ChatGPT có thể giúp bạn soạn thảo các loại văn bản chuyên nghiệp như email, báo cáo hay tài liệu. Bạn chỉ cần cung cấp thông tin cần thiết và ChatGPT sẽ soạn thảo văn bản theo cách thức mà bạn yêu cầu.
Câu lệnh Prompt mẫu (cơ bản):
📝 “Hãy tưởng tượng bạn là một nhân viên hành chính chuyên nghiệp, hãy soạn một email đến [đối tác/ khách hàng/ cấp trên] về [chủ đề cụ thể]. Tôi muốn email này [phong cách mong muốn], với độ dài [số từ mong muốn]”.
Ví dụ 1:
“Hãy tưởng tượng bạn là một nhân viên hành chính chuyên nghiệp, hãy soạn một email đến giám đốc của tôi, thông báo về sự tiến triển của dự án X trong tuần qua, trong đó dự án đã hoàn thành 70% công việc, gặp một số vấn đề về tài chính nhưng chúng tôi đã tìm ra giải pháp. Đừng quên bao gồm lời cảm ơn và tôn trọng. Tôi muốn email này ngắn gọn, rõ ràng và thân thiện.”
Ví dụ 2:
“Bạn là một biên tập viên chuyên nghiệp, hãy giúp tôi soạn một bản tóm tắt về các điểm quan trọng nhất mà tôi cần trình bày trong bài thuyết trình về tác động của AI đến ngành y tế. Tôi muốn bản tóm tắt này rõ ràng, cụ thể và không quá 500 từ.”
Câu lệnh Prompt mẫu (Nâng cao)
📝 Bạn là 1 nhân viên hành chính chuyên nghiệp, Tôi cần Bạn viết cho Tôi:
- Loại Văn bản: [Loại văn bản bạn muốn]
- Mục Đích: [Mục tiêu của văn bản]
- Nội Dung Cơ Bản: [Thông tin cụ thể hoặc điểm chính]
- Đối tượng Nhận: [Người sẽ đọc văn bản]
- Thông tin Liên hệ hoặc Phản hồi: [Thông tin liên hệ hoặc cách thức phản hồi]
- Yêu cầu Định dạng: [Yêu cầu về định dạng của văn bản]
- Ngôn ngữ và Phong cách: [Phong cách và ngôn ngữ mong muốn]
- Thông tin bổ sung: [Bất kỳ chi tiết hoặc thông tin bổ sung nào] </aside>
Ví dụ 1:
Bạn là 1 nhân viên hành chính chuyên nghiệp, Tôi cần Bạn viết cho Tôi:
- Loại Văn bản: Email
- Mục Đích: Thông báo tiến độ dự án
- Nội Dung Cơ Bản: Dự án X đã hoàn thành 70% công việc; gặp vấn đề về tài chính; đã tìm ra giải pháp.
- Đối tượng Nhận: Giám đốc
- Thông tin Liên hệ hoặc Phản hồi: Mong muốn phản hồi trước 5h chiều thứ Hai; email phản hồi: [email@company.com].
- Yêu cầu Định dạng: Tiêu đề rõ ràng; mở đầu thân thiện, nội dung chính và kết luận ngắn gọn.
- Ngôn ngữ và Phong cách: Thân thiện, trang trọng.
- Thông tin bổ sung: Đề nghị bao gồm lời cảm ơn và tôn trọng.
Ví dụ 2:
Bạn là 1 nhân viên hành chính chuyên nghiệp, Tôi cần Bạn viết cho Tôi:
- Loại Văn bản: Báo cáo
- Mục Đích: Trình bày tác động của AI đến ngành y tế
- Nội Dung Cơ Bản: Công nghệ AI trong chẩn đoán bệnh; Robot phẫu thuật; Dự đoán bệnh lý sử dụng dữ liệu lớn.
- Đối tượng Nhận: Ban lãnh đạo
- Thông tin Liên hệ hoặc Phản hồi: Không cần phản hồi cụ thể, chỉ mong muốn ý kiến sau buổi họp lúc 10h ngày mai.
- Yêu cầu Định dạng: Mở đầu giới thiệu, phần nội dung chính và kết luận.
- Ngôn ngữ và Phong cách: Chính thống, chuyên nghiệp.
- Thông tin bổ sung: Hãy bao gồm thống kê và dữ liệu thực tế để hỗ trợ quan điểm.
Dịch thuật và giải thích thuật ngữ
ChatGPT cũng có thể hoạt động như một thông dịch viên, giúp dịch và giải thích các thuật ngữ chuyên ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với việc kết hợp các nguồn kiến thức đa dạng, ChatGPT có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những thuật ngữ khó hiểu.
Câu lệnh Prompt mẫu (cơ bản):
📝 “Bạn là một thông dịch viên, hãy dịch và giải thích cho tôi về thuật ngữ [thuật ngữ cụ thể] trong lĩnh vực [lĩnh vực cụ thể]. Tôi muốn câu trả lời của bạn cụ thể và dễ hiểu.”
Ví dụ 1:
“Bạn là một thông dịch viên, hãy dịch và giải thích cho tôi về thuật ngữ ‘Neural Networks’ trong lĩnh vực Khoa học Máy tính. Tôi muốn câu trả lời của bạn cụ thể và dễ hiểu.”
Ví dụ 2:
“Bạn đóng vai trò là một chuyên gia y tế, hãy dịch và giải thích thuật ngữ ‘Hemoglobin’ trong lĩnh vực Y học. Tôi muốn hiểu rõ hơn về nó trong ngữ cảnh y học.”
Câu lệnh Prompt mẫu (cơ bản)
📝 Bạn là một thông dịch viên, hãy:
- Thuật ngữ: [Thuật ngữ cụ thể bạn muốn dịch và giải thích]
- Lĩnh vực: [Lĩnh vực hoặc chuyên ngành cụ thể liên quan đến thuật ngữ]
- Ngữ cảnh sử dụng (nếu có): [Cung cấp câu hoặc đoạn văn chứa thuật ngữ (tùy chọn)]
- Mức độ chi tiết: [Chọn một trong hai: “cụ thể và dễ hiểu” hoặc “chi tiết và chuyên sâu”] </aside>
Ví dụ 1:
Bạn là một thông dịch viên, hãy:
- Thuật ngữ: Neural Networks
- Lĩnh vực: Khoa học Máy tính
- Ngữ cảnh sử dụng: “Neural Networks đang được ứng dụng rộng rãi trong việc nhận diện hình ảnh.”
- Mức độ chi tiết: cụ thể và dễ hiểu
Ví dụ 2:
Bạn đóng vai trò là một chuyên gia y tế, hãy:
- Thuật ngữ: Hemoglobin
- Lĩnh vực: Y học
- Ngữ cảnh sử dụng: “Bệnh nhân có chỉ số Hemoglobin thấp hơn bình thường.”
- Mức độ chi tiết: cụ thể và dễ hiểu
Gợi ý từ ngữ và cách diễn đạt
Nếu bạn đang tìm kiếm cách diễn đạt tốt hơn hoặc muốn biến đổi câu văn của mình, ChatGPT cũng có thể giúp bạn với điều này. Bằng cách phân tích đoạn văn của bạn, nó có thể đề xuất các từ ngữ và cấu trúc câu mới mà vẫn giữ được nghĩa ban đầu.
Câu lệnh Prompt mẫu (cơ bản):
📝 “Hãy giả sử bạn là một biên tập viên, hãy đề xuất một số từ ngữ và cách diễn đạt thay thế cho đoạn văn sau: [đoạn văn cụ thể]. Tôi muốn các đề xuất của bạn giữ được nghĩa gốc nhưng có sự thay đổi về cấu trúc câu và từ vựng.”
Ví dụ 1:
“Hãy giả sử bạn là một biên tập viên, hãy đề xuất một số từ ngữ và cách diễn đạt thay thế cho đoạn văn sau: ‘Tôi rất thích đọc sách. Đọc sách giúp tôi mở rộng kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh’. Tôi muốn các đề xuất của bạn giữ được nghĩa gốc nhưng có sự thay đổi về cấu trúc câu và từ vựng.”
Ví dụ 2:
“Giả định bạn là một nhà biên tập văn bản, hãy gợi ý một cách diễn đạt khác cho đoạn sau: ‘Tôi cảm thấy rất tức giận và bực bội khi nhận được tin nhắn đó’. Tôi muốn câu trả lời của bạn không thay đổi nghĩa của câu gốc nhưng diễn đạt một cách tinh tế hơn.”
Câu lệnh Prompt mẫu (Nâng cao):
📝 Bạn là một biên tập viên và viết lại cho Tôi đoạn văn sau:
- Đoạn văn hoặc câu cần biến đổi: [Nhập đoạn văn hoặc câu bạn muốn cải tiến]
- Mục đích của việc biến đổi: Bạn muốn câu văn trở nên thế nào? [ Ví dụ: ngắn gọn hơn, trang trọng hơn, thân thiện hơn, v.v. ]
- Thông tin bổ sung (nếu có): [ Có những từ hoặc ý kiến nào bạn muốn giữ nguyên không thay đổi không? ]
- Ngữ cảnh sử dụng: [ Trong tình huống hoặc ngữ cảnh nào bạn dự định sử dụng đoạn văn hoặc câu này? ] </aside>
Ví dụ 1:
Bạn là một biên tập viên và hãy viết lại cho Tôi đoạn văn sau:
- Đoạn văn hoặc câu cần biến đổi: “Tôi đã sống ở thành phố này suốt cuộc đời mình. Mỗi ngày, tôi đều đi dạo quanh các con phố và ngắm nhìn những ngôi nhà cổ. Thành phố này có một bầu không khí rất đặc biệt mà tôi không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Mặc dù nó đã thay đổi rất nhiều so với hồi tôi còn nhỏ, nhưng tôi vẫn yêu nó từng ngày.”
- Mục đích của việc biến đổi: Giữ được nghĩa gốc nhưng có sự thay đổi về cấu trúc câu và từ vựng.
- Thông tin bổ sung: Không có.
- Ngữ cảnh sử dụng: Tôi muốn kể lại những kỷ niệm và cảm xúc của mình với thành phố này trong một bài viết tự sự.
Ví dụ 2:
Bạn là một biên tập viên và hãy viết lại cho Tôi đoạn văn sau:
- Đoạn văn hoặc câu cần biến đổi: “Tôi đã từng du lịch đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỗi nơi đều mang lại cho tôi những trải nghiệm đáng nhớ và kiến thức mới. Nhưng dù đi đến đâu, trái tim tôi vẫn luôn hướng về quê hương. Là nơi tôi sinh ra và lớn lên, nó chứa đựng bao kỷ niệm và tình cảm.”
- Mục đích của việc biến đổi: Tôi muốn đoạn văn trở nên trang trọng và sử dụng từ vựng phong phú hơn, nhưng không mất đi tình cảm và sự chân thực.
- Thông tin bổ sung: Tôi muốn giữ nguyên cảm xúc về việc “trái tim tôi vẫn luôn hướng về quê hương”.
- Ngữ cảnh sử dụng: Tôi dự định sử dụng đoạn văn này trong một bài phát biểu trước đại diện các quốc gia tại một hội nghị văn hóa quốc tế, nhằm mô tả sự kết nối giữa con người và quê hương qua những chuyến đi xa.
Dùng Chat GPT để tóm tắt nội dung
ChatGPT có khả năng truy cập và tóm tắt nội dung từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Khi bạn muốn tóm tắt một đoạn văn hoặc bài viết, chỉ cần cung cấp nội dung và chỉ định số từ hoặc số câu mong muốn, ChatGPT sẽ giúp bạn rút gọn thông tin. Tuy nhiên, nhớ kiểm tra và đối chiếu với nguồn gốc để đảm bảo không bỏ sót thông tin quan trọng.
Câu lệnh Prompt mẫu
<aside> 📝 “Chat GPT, Tôi có một bài viết/đoạn văn/phần nội dung về [chủ đề của nội dung]. Nội dung là [đưa nội dung vào]. Bạn hãy giúp tôi tóm tắt nó trong [số từ hoặc số câu mong muốn]
Ví dụ 1: “Chat GPT, Tôi có một bài viết về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Nội dung là [đưa nội dung vào]. Bạn hãy giúp tôi tóm tắt nó trong 5 câu”
Ví dụ 2: “Chat GPT, Tôi có một phần nội dung về lịch sử phát triển của công nghiệp ô tô ở Nhật Bản. Nội dung là [đưa nội dung vào]. Bạn hãy giúp tôi tóm tắt nó trong 100 từ.”
Ví dụ 3: “Chat GPT, Tôi có một bài viết về văn hóa ẩm thực ở miền Tây Việt Nam. Nội dung là [đưa nội dung vào]. Bạn hãy giúp tôi tóm tắt nó trong 3 câu.”
Hỗ trợ lập kế hoạch cho một sự kiện
ChatGPT, với khả năng truy cập vào một lượng lớn thông tin về tổ chức sự kiện và quản lý sự kiện, có thể giúp bạn lên ý tưởng và lập kế hoạch cho sự kiện của mình. Dù vậy, xin lưu ý rằng ChatGPT không thay thế cho sự tư vấn từ một chuyên gia tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thông qua các mô tả của bạn, ChatGPT có thể đưa ra một số gợi ý và khuyến nghị giúp bạn tổ chức một sự kiện thành công.
Câu lệnh Prompt mẫu (cơ bản):
📝 “Chat GPT, Tôi đang lên kế hoạch cho một sự kiện [loại sự kiện]. Sự kiện này dự kiến diễn ra vào [ngày diễn ra], thời gian từ [giờ bắt đầu] đến [giờ kết thúc], dành cho đối tượng [đối tượng tham dự]. Bạn có thể giúp tôi lên ý tưởng và đưa ra một số gợi ý không?”
Ví dụ: “Chat GPT, Tôi đang lên kế hoạch cho một sự kiện hội thảo kinh doanh. Sự kiện này dự kiến diễn ra vào ngày 20/10/2023, thời gian từ 9h đến 17h, dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bạn có thể giúp tôi lên ý tưởng và đưa ra một số gợi ý không?”
Câu lệnh Prompt mẫu (Nâng cao):
📝 “Chat GPT, Bạn là một chuyên gia tư vấn tổ chức sự kiện.
- Loại sự kiện: [loại sự kiện: hội thảo, tiệc, triển lãm,…].
- Mục tiêu: [mô tả mục tiêu].
- Địa điểm [địa điểm].
- Ngày diễn ra: [ngày diễn ra].
- Thời gian: [giờ bắt đầu] đến [giờ kết thúc].
- Đối tượng tham dự: [đối tượng: nhân viên công ty, đối tác, khách hàng,…].
- Số lượng dự kiến: [số lượng khách mời].
- Chủ đề: [mô tả chủ đề].
- Ngân sách: [số tiền].
- Hoạt động mong muốn: [hoạt động, trải nghiệm cụ thể].
Bạn có thể giúp tôi lên kế hoạch và đưa ra một số gợi ý cho sự kiện này không?”
Ví dụ:
“Chat GPT, Bạn là một chuyên gia tư vấn tổ chức sự kiện.
- Loại sự kiện: Hội thảo kinh doanh.
- Mục tiêu: Kết nối các doanh nghiệp với nhau và tìm kiếm cơ hội hợp tác.
- Địa điểm: Khách sạn Hilton.
- Ngày diễn ra: 20/10/2023.
- Thời gian: 9h đến 17h.
- Đối tượng tham dự: Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Số lượng dự kiến: 200 khách mời.
- Chủ đề: “Kỹ năng Kết nối và Hợp tác”.
- Ngân sách: 200 triệu đồng.
- Hoạt động mong muốn: Buổi thuyết trình, panel thảo luận, phiên kết nối doanh nghiệp, tea break sáng và chiều, ăn trưa tự túc
Bạn có thể giúp tôi lên kế hoạch và đưa ra một số gợi ý cho sự kiện này không?”
Bài phát biểu – Diễn thuyết
Diễn thuyết là nghệ thuật truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả và thuyết phục đến khán giả. Một bài diễn thuyết tốt không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà còn cần có cấu trúc rõ ràng, phong cách trình bày hấp dẫn và sự kết nối với người nghe. ChatGPT, như một cố vấn trong việc chuẩn bị diễn thuyết, sẽ giúp bạn từ việc xác định mục tiêu của bài phát biểu, phân tích đối tượng, đến việc xây dựng nội dung và tập luyện cách trình bày. Dựa vào mục tiêu, đối tượng và thông điệp bạn muốn truyền đạt, ChatGPT sẽ đề xuất cấu trúc, ý tưởng và các kỹ thuật trình bày.
Câu lệnh Prompt mẫu (cơ bản):
📝 “ChatGPT, giả sử bạn là một chuyên gia về diễn thuyết. Tôi muốn chuẩn bị một bài phát biểu về [chủ đề hoặc mục đích cụ thể]. Bạn có thể giúp tôi phác thảo một số ý chính và kết cấu cho bài phát biểu của tôi?”
Ví dụ:
“ChatGPT, giả sử bạn là một chuyên gia về diễn thuyết. Tôi muốn chuẩn bị một bài phát biểu về ý nghĩa của giáo dục trong xã hội hiện đại. Bạn có thể giúp tôi phác thảo các điểm chính?”
Câu lệnh Prompt mẫu (nâng cao):
📝 “ChatGPT, giả sử bạn là một chuyên gia về diễn thuyết.
- Chủ đề bài phát biểu: [chủ đề]
- Đối tượng: [đối tượng người nghe]
- Mục tiêu: [mục tiêu của bài phát biểu]
- Thời gian: [thời gian dành cho bài phát biểu]
- Điểm nhấn mong muốn: [điểm hoặc thông điệp chính bạn muốn truyền đạt]
- Kỹ thuật trình bày muốn áp dụng: [ví dụ: kể chuyện, sử dụng slide, hình ảnh]
Bạn có thể giúp tôi xây dựng và tổ chức nội dung cho bài phát biểu?”
Ví dụ:
“ChatGPT, giả sử bạn là một chuyên gia về diễn thuyết.
- Chủ đề bài phát biểu: Tác động của công nghệ A.I đến tương lai của chúng ta
- Đối tượng: Sinh viên đại học
- Mục tiêu: Nhấn mạnh sự quan trọng của việc tiếp tục học hỏi và cập nhật kiến thức trong thời đại số hóa
- Thời gian: 15 phút
- Điểm nhấn mong muốn: Công nghệ là cơ hội, nhưng cũng đầy thách thức. Chỉ có kiến thức và sự sẵn lòng thích nghi mới giúp chúng ta không bị tụt lại sau.
- Kỹ thuật trình bày muốn áp dụng: Kể chuyện thực tế, sử dụng hình ảnh minh họa
Bạn có thể giúp tôi xây dựng bài phát biểu dựa trên những thông tin này?”